Tài liệu Hội thảo “Kế hoạch xây dựng báo cáo giám sát việc thực thi Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền của người khuyết tật tại Việt Nam”

Hội thảo “Kế hoạch xây dựng báo cáo giám sát việc thực thi Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền của người khuyết tật tại Việt Nam”

Vài nét về hội thảo

Đơn vị tổ chức        : Liên Hiệp Hội về Người khuyết tật (LHH)

          Đại diện        : NGND.TS. Đặng Huỳnh Mai – Chủ tịch LHH

                                Ông Nguyễn Huy Ban – Phó Chủ tịch LHH

                                Ông Đặng Văn Thanh – Quyền Tổng thư ký LHH

Đơn vị tài trợ : CBM Việt Nam

Đại diện        : Ông Trương Đức Tùng

Khách mời    : Mr. Somchai Rungsilp, Thái Lan

                       Mr. Abner, Philippines,

                       Ms. Caitlin, Hoa Kỳ

Khách tham dự: trên 100 đại điện lãnh đạo các tổ chức của và vì người khuyết tật tại Việt Nam

Thời gian: 8:30 – 17:00, ngày 16/03/2016

Địa điểm: Khách sạn Thể Thao, Số 15 Lê Văn Thiêm, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities – CRPD) được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 13/12/2006. Việt Nam đã ký tham gia Công ước vào ngày 22/10/2007 và đã được Quốc hội phê duyệt vào ngày 28/11/2014. Sau khi CRPD được thông qua, các nước được yêu cầu gửi báo cáo đến Liên Hiệu Quốc (LHQ) về Quyền của người khuyết tật. Các nước được yêu cầu thành lập/phân công các cơ quan với nhiệm vụ giám sát việc thực thi Công ước. Ở Việt Nam là Ủy Ban Quốc gia về Người khuyết tật (UB NKT). Song song đó, các nước cũng phải thành lập một cơ chế giám sát độc lập do UB NKT điều phối với sự tham gia đầy đủ của các tổ chức, các hội người khuyết tật (NKT), các tổ chức xã hội dân sự.

Hội thảo được tổ chức với mục đích phổ biến về tiến trình báo cáo giám sát cũng như thống nhất: cách thức, công cụ và miền vùng/người tham gia tiến trình giám sát và báo cáo. Việc giám sát và báo cáo là quan trọng, giúp cải tiến liên tục quá trình thực thi quyền của người khuyết tật.

Có hai bản báo cáo về giám sát: báo cáo quốc gia và báo cáo của các tổ chức cuả người khuyết tật. Tiền trình báo cáo giám sát thực hiện theo cho chu trình:

Thông qua CRPD => Thực thi/giám sát => Báo cáo 2 năm 2/2017=> Thực thi/giám sát => Báo cáo 5 năm (2022, 2027 …)

Việc thực hiện Quyền giáo dục thông qua các tiêu chí đánh giá sau:

  1. Các trường hòa nhập, chuyên biệt có dịch vụ hỗ trợ không?
  2. Các trường hòa nhập, chuyên biệt có tiếp cận cho người khuyết tật không?
  3. Trẻ, học sinh, sinh viên và người học có bị phân biệt đối xử không?
  4. Trẻ, học sinh, sinh viên và người học có được đối xử bình đẳng không?

Qua hội thảo, một số các ý chính được thống nhất như sau:

1. Nhóm các quyền trong Công ước thành các nhóm quyền như:

  • Quyền cơ bản:

Điều 5 – Bình đẳng và không phân biệt đối xử,

Điều 10 – Quyền sống,

Điều 11 – Tình huống nguy hiểm và tình trạng khẩn cấp nhân đạo,

Điều 31 – Thống kê và thu thập dữ liệu,

Điều 10 – Hợp tác Quốc tế,

Điều 10 – Thi hành và giám sát cấp quốc gia,

  • Quyền tiếp cận
  • Quyền sống độc lập
  • Quyền về Y tế và chăm sóc sức khỏe
  • Quyền Giáo dục và Việc làm
  • Quyền tham gia vào các hoạt động xã hội

2. Hình thức lấy thông tin báo cáo: Hội thảo, họp, email, skype …

3. Công cụ lấy thông tin báo cáo: Bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp hoặc trực tuyến, email …

4. Đại diện lãnh đạo khuyết tật tham gia lấy thông tin báo cáo:

Các hội hoặc Câu lạc bộ (CLB) người khuyết tật sẽ là nơi thu thập thông tin. Nơi nào chưa có các hội/nhóm/CLB sẽ được thay thế bằng Sở Lao động Thương binh, Xã hội; Hội Bảo trợ; Hội phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ v.v…

Các chuyên viên khuyết tật thuộc các hội/nhóm/ CLB được phân chia theo vùng miền: Bắc, Trung, Nam. Trong từng vùng miền, các chuyên viên lại được xếp theo chuyên môn đang công tác ví dụ: Bà Đặng Huỳnh Mai và Bà Dương Phương Hạnh phụ trách về Giáo dục ở khu vực phía Nam.

5. Nâng cao năng lực thu thập thông tin, giám sát và viết báo cáo

  • Thành lập nhóm nồng cốt
  • Tập huấn cho nhóm nồng cốt biết cách thu thập thông tin
  • Tập huấn cho nhóm nồng cốt cách giám sát, viết báo cáo

6. Các vấn đề quan tâm

  • Chuyên viên cần cân nhắc vấn đề không quá cảm tính.
  • Thông tin thu thập được cho là đáng tin cậy qua phân tích nguyên nhân.
  • Báo cáo từ các hội/nhóm/CLB từng dạng tật, sao đó tổng hợp thành bản báo cáo chung cho khu vực. LHH sẽ là cơ quan tổng hợp các báo cáo khu vực thành một báo cáo chung.

Kết luận

Hội thảo cho thấy Nhà nước, mà đại diện là LHH, đã có sự quan tâm đến NKT qua thúc đẩy thực thi, giám sát Công ước, góp phần thay đổi vị thế và cuộc sống của người khuyết tật Việt Nam, trong đó Giáo dục là vấn đề trọng yếu.

Việc thực hiện giám sát và báo cáo là một tiến trình trước mắt, chắc chắc có nhiều khó khăn cần được thông suốt, theo chiều dọc lẫn chiều ngang, về thông tin, về hỗ trợ và đặc biệt về kinh phí thực hiện. Mong rằng, không chỉ người khuyết tật mong muốn quá trình thực thi Công ước được đẩy mạnh mà các cơ quan công lập, ngoài công lập, các đoàn thể … cũng chung tay đưa mong muốn này thành hiện thực.

Người viết: DƯƠNG PHƯƠNG HẠNH

Các cá nhân có quan tâm, vui lòng tham khảo các tài liệu hội thảo tại file đính kèm.

Library categories: 

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 10666215

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.