Giới thiệu chung

Khoa Giáo dục, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM được thành lập từ năm 1999 với hai ngành đào tạo là Tâm lý giáo dục và Quản lý giáo dục. Năm 2020, Khoa mở thêm ngành đào tạo Giáo dục học. Tính đến nay, đã có 16 khóa sinh viên tốt nghiệp từ khoa Giáo dục. Các cựu sinh viên đã và đang làm việc ở khắp mọi miền đất nước, trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trong đó, đa số đã tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo.

I. Đối với ngành đào tạo Giáo dục học:

Chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục học tạo cơ hội cho sinh viên phát triển năng lực của nhà giáo dục thời kỳ 4.0. Sinh viên tốt nghiệp sẽ có kiến thức về giáo dục 4.0 theo tiếp cận liên ngành xã hội học, công nghệ số, và so sánh quốc tế.  Sinh viên cũng sẽ có khả năng hiện thực hóa kiến thức thành năng lực thực hiện các vị trí nghề nghiệp liên quan đến phát triển bền vững, STEAM, SEL, giáo dục đặc biệt và giáo dục quốc tế.

Một số môn học tiêu biểu

  • Giới thiệu ngành giáo dục học
  • Các yếu tố xã hội trong sự phát triển của người học
  • Giáo dục đương đại trong bối cảnh toàn cầu hóa
  • Học tập trong thời kỳ công nghệ số
  • Chương trình, phương pháp dạy học và đánh giá trong và ngoài nhà trường
  • Xây dựng môi trường giáo dục phát triển bền vững
  • Tư duy hiệu quả

Đặc trưng của chương trình/sự khác biệt

Thực hiện sứ mệnh giáo dục cho thế giới thay đổi thời kỳ 4.0. Sự thay đổi đến từ mỗi người học, lớp học đến toàn bộ  môi trường giáo dục dựa trên chuẩn mực chất lượng tiên tiến. Các môn học được cập nhật phù hợp với xu thế, yêu cầu và người học được phát triển tri thức, năng lực và phẩm chất thông qua trải nghiệm, rèn luyện, thực hành trong 3,5 năm học ở nhiều hoạt động, vị trí, môi trường giáo dục khác nhau, đặc biệt các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hướng đến các dự án giáo dục.

Môi trường thực hành, thực tập 

Đa dạng, diễn ra trong suốt 4 năm đào tạo (3 đợt thực tập và các phần thực hành môn học, dự án học tập). SV có thể lựa chọn đến thực tập tại các tổ chức phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận (NPO); các tổ chức, doanh nghiệp, trung tâm giáo dục; hệ thống trường phổ thông tư thục, quốc tế; các trường đại học, viện nghiên cứu giáo dục.

Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp:

+ Tại các tổ chức phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận (NPO) trong nước và quốc tế;

+ Tại các phòng/ban/trung tâm đào tạo, phát triển nhân sự của các tổ chức, doanh nghiệp;

+ Tại các trung tâm giáo dục kỹ năng sống, giáo dục STEAM, hệ thống các trường phổ thông tư thục, quốc tế;

+ Tại các viện nghiên cứu giáo dục, trường cao đẳng, đại học;

+ Tiếp tục học sau đại học các ngành: Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học, Tâm lý học trường học, Công tác xã hội, Tham vấn học đường.

II. Đối với ngành đào tạo Quản lý giáo dục, sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây:

Lĩnh vực quản lý giáo dục:

  • Chuyên viên các Sở, phòng GD & ĐT
  • Chuyên viên quản lý đào tạo
  • Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên
  • Chuyên viên tổ chức, quản lý giáo viên
  • Chuyên viên khảo thí , đánh giá và kiểm định chất lượng
  • Chuyên viên thanh tra giáo dục các cấp
  • Chuyên viên quản lý đào tạo, học viên tại các trung tâm bảo trợ xã hội

Lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu:

  • Giảng viên tại các trường ĐH, CĐ cùng chuyên ngành
  • Nghiên cứu viên tại các trường ĐH, Viện nghiên cứu
  • Giáo viên tại các trường PT, giáo viên dạy kỹ năng sống, dạy trẻ khuyết tật tại các trường chuyên biệt, cá công ty và trung tâm giáo dục

Những lĩnh vực khác:

  • Chuyên viên quản lý nhân sự tại các cơ quan, tổ chức, công ty
  • Chuyên viên tư vấn du học
  • Chuyên viên về giáo dục tại các tổ chức phi chính phủ
  • Chuyên viên tại các trung tâm giáo dục và hỗ trợ cộng đồng

III. Đối với ngành Tâm lý học giáo dục, sau khi ra trường, sinh viên có thể làm các công việc như sau:

Lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu:

  • Giảng viên tại các trường ĐH, CĐ cùng chuyên ngành
  • Nghiên cứu viên tại các trường ĐH, Viện nghiên cứu
  • Giáo viên tại các trường phổ thông
  • Giáo viên dạy kỹ năng sống, dạy trẻ khuyết tật tại các trường chuyên biệt, các công ty và trung tâm giáo dục

Lĩnh vực tư vấn, tham vấn tâm lý:

  • Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường tại các trường phổ thông
  • Chuyên viên tham vấn tâm lý tại các trung tâm tư vấn, công ty về chăm sóc sức khỏe tinh thần, bệnh viện…

Lĩnh vực khác

  • Chuyên viên nhân sự phụ trách tuyển dụng, đào tạo tại các công ty, cơ quan
  • Chuyên viên công tác tại các tổ chức phi chính phủ, các dự án công tác xã hội
  • Ứng dụng tâm lý học trong các khía cạnh khác trong cuộc sống

Nhiều cựu sinh viên Khoa Giáo dục hiện đang đảm trách những vị trí quan trọng trong các cơ quan, tổ chức, thậm chí tự thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cựu sinh viên muốn phát triển chuyên môn có thể tiếp tục theo học sau đại học (Cao học, Nghiên cứu sinh,...) trong nước cũng như ngoài nước.

Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo cử nhân thường xuyên được đổi mới, cập nhật. Gần đây nhất, Khoa Giáo dục đang tiến hành đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO. Quý thầy cô, phụ huynh, sinh viên có quan tâm, vui lòng tham khảo chương trình đào tạo của các ngành tại file đính kèm.

Các file đính kèm gồm có:

- Chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục học  hệ chính quy văn bằng 2  áp dụng từ khóa 2019

- Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục và Quản lý giáo dục cho khóa 2019-2023

- Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục và Quản lí giáo dục cho các khóa 2016-2020, 2017-2021, và 2018-2022

- Chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục áp dụng cho khóa 2015 (có một số thay đổi trong Khối kiến thức đại cương, cập nhật ngày 8/9/2015).

- Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học giáo dục áp dụng cho khóa 2014 và 2015

- Chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục áp dụng cho khóa 2014

- Chương trình đào tạo áp dụng cho khóa 2011, 2012, 2013

Lưu ý:

Đối với khóa sinh viên 2014-2018, chương trình mới được áp dụng từ khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Riêng khối kiến thức đại cương, sinh viên được học theo chương trình đào tạo của các khóa 2011, 2012, 2013.

Đối với khóa sinh viên 2015-2019, chương trình mới được áp dụng toàn bộ.

Đối với khóa sinh viên 2016-2020, chương trình của ngành QLGD sẽ áp dụng theo chương trình CDIO. Riêng chương trình của ngành Tâm lý giáo dục thì áp dụng theo chương trình khóa 2014, 2015.

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 13217158

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.