Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên

Căn cứ Quyết định số 155/QĐ-ĐHQG ngày 04/3/2021 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp (hạng I), Giảng viên chính (hạng II), Giảng viên (hạng III) cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;

Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-XHNV-TCCB ngày 12/3/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp (hạng I), Giảng viên chính (hạng II), Giảng viên (hạng III) cho Khoa Giáo dục thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, cụ thể như sau:

1. Đối tượng bồi dưỡng

1.1 Viên chức giảng dạy hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp (hạng I), có một trong các điều kiện sau:

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp (hạng I) nhưng chưa có Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên cao cấp (hạng I).

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II) hoặc tương đương từ đủ 3 năm trở lên.

1.2 Viên chức giảng dạy hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học công lập, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II), có một trong các điều kiện sau:

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II) nhưng chưa có Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II).

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III) hoặc tương đương từ đủ 5 năm trở lên.

1.3 Viên chức giảng dạy hiện đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học công lập được bổ nhiệm và đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp Giảng viên (hạng III).

2. Chương trình học

2.1 Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I)

a) Chương trình gồm 10 chuyên đề giảng dạy, tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch, được bố cục thành 03 phần:

* Phần I: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề):

             - Xu hướng quốc tế và đường lối, chiến lược, chính sách phát triển GDĐH của Việt Nam;

             - Hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;

            - Xu hướng đổi mới quản lý GDĐH và quản trị nhà trường;

           - Một số kỹ năng chung trong quản lý phát triển chuyên môn học thuật.

* Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 6 chuyên đề):

            - Phát triển đội ngũ chuyên gia đảm nhiệm sứ mạng phát triển công tác đào tạo của cơ sở GDĐH;

            - Quản lý đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

            - Phương thức đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

            - Hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế tri thức;

           - Xây dựng môi trường học thuật và môi trường văn hóa trong cơ sở GDĐH;

          - Hợp tác, liên kết đào tạo và NCKH trong nước và quốc tế.

- Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

b) Thời gian bồi dưỡng:

 - Tổng số tiết: 240 tiết và được tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính.

2.2 Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II)

a) Chương trình gồm 11 chuyên đề giảng dạy, tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch, được bố cục thành 3 phần:

* Phần I: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề):

             - Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế;

            - Lý luận về hành chính nhà nước;

           - Quản lý GDĐH trong cơ chế thị trường định hướng XHCN;

           - Một số kỹ năng chung trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học.

* Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 7 chuyên đề):

          - Phát triển đội ngũ giảng viên trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế;

          - Quản lý đào tạo và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ;

         - Phương pháp dạy học đại học theo định hướng phát triển năng lực;

         - Đảm bảo chất lượng GDĐH;

         - Quản lý hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ;

         - Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ sở GDĐH;

         - WTO và hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo.

* Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

b) Thời gian bồi dưỡng:

      - Tổng số tiết: 240 tiết và được tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính

2.3 Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III)

a) Chương trình gồm 11 chuyên đề giảng dạy, tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch, được bố cục thành 3 phần:

- Phần I: Kiến thức về chính trị, về quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề):

              - Đường lối, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục và GDĐH Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

             - Những vấn đề cơ bản về nhà nước;

            - Quản lý nhà nước về GDĐH;

           - Một số kỹ năng tự phát triển nghề nghiệp của giảng viên đại học.

- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 7 chuyên đề):

           - Phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở GDĐH;

           - Đào tạo đại học và phát triển chương trình đào tạo đại học;

           - Hình thức và phương pháp dạy học đại học;

          - Kiểm định chất lượng GDĐH;

         - Giảng viên với nhiệm vụ NCKH và chuyển giao công nghệ;

         - Giảng viên với công tác quản lý và tư vấn cho sinh viên;

         - Hợp tác, liên kết đào tạo và NCKH.

- Phần III. Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

b) Thời gian bồi dưỡng:

     - Tổng số tiết: 240 tiết và được tổ chức đào tạo ngoài giờ hành chính

3. Thời gian học

3 buổi/tuần (có các lớp tối 3-5-7, tối 2-4-6 hoặc lớp thứ 7-Chủ nhật).

3.1 Giảng viên cao cấp (hạng I): dự kiến 3 tháng;

3.2 Giảng viên chính (hạng II): dự kiến 2 tháng

3.3 Giảng viên (hạng III): dự kiến 1 tháng

4. Học Phí

- Giảng viên cao cấp (hạng I): 3.400.000đ (ba triệu bốn trăm ngàn đồng)/01 học viên.

- Giảng viên chính (hạng II): 3.200.000đ (ba triệu hai trăm ngàn đồng)/01 học viên.

- Giảng viên (hạng III): 3.000.000đ (ba triệu đồng chẵn)/01 học viên.

5. Học viên được cấp Chứng chỉ “Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I)/giảng viên chính (hạng II)/giảng viên (hạng III)" sau khi hoàn tất khoá học.

6. Đăng kí và ghi danh:  tại Khoa Giáo dục, phòng A314, Trường Đại học Khoa học Xã hội  và Nhân văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1.

Hồ sơ đăng ký:

- Đơn đăng ký có dán ảnh (theo mẫu);

- Bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân có công chứng;

- Bản sao bằng tốt nghiệp cao nhất có công chứng;

- Giấy xác nhận thâm niên công tác (có chữ ký, đóng dấu của đơn vị).

7. Liên hệ:

Điện thoại: 08.38293828 nhấn số nội bộ 132
Website: http://edufac.edu.vn

 

 

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 12761734

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.