Tâm lý học xã hội

Số tín chỉ: 
3 TC
Mã môn học: 
TLH034
Giảng viên phụ trách: 
Thông tin về môn học: 

1. Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ 2.

2. Phân bố thời gian: 45 tiết (1 TC = 15 tiết lí thuyết hoặc 30 tiết thực hành)

- Lí thuyết: 15 tiết.

- Thực hành: 10 tiết.

- Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 10 tiết.

- Các hoạt động khác: (bài tập, trò chơi, xem phim, …): 10 tiết.

- Tự học: 45 tiết.

3. Điều kiện tiên quyết:

- Môn học tiên quyết: sinh viên đã học môn Tâm lí học đại cương.

- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng:

+ Sinh viên phải có kiến thức về các hiện tượng tâm lí người.

+ Sinh viên phải có kỹ năng nhận diện các hiện tượng tâm lí người.

4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp những kiến thức về các hiện tượng tâm lí - xã hội nảy sinh trong một nhóm người, tập thể, cộng đồng (xung đột, tương hợp, không khí tâm lí, tin đồn, dư luận xã hội, truyền thống,…) và các quy luật tương tác, ảnh hưởng qua lại đa dạng giữa người với người, giữa các nhóm người cùng với những yếu tố khách quan, chủ quan tạo nên sự đa dạng trong quan hệ.

5. Mục tiêu của môn học:

Môn học nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng sau:

- Về kiến thức:

+ Hiểu được những vấn đề chung của Tâm lí học xã hội: đối tượng, nhiệm vụ, lịch sử và phương pháp nghiên cứu;

+ Hiểu rõ các hiện tượng tâm lí - xã hội và quy luật hình thành các hiện tượng tâm lí xã hội;

+ Hiểu được một số vấn đề tâm lí - xã hội của tập thể và vấn đề nhân cách trong Tâm lí học xã hội.

- Về kỹ năng:

+ Có kỹ năng nhận diện các hiện tượng tâm lí - xã hội và quy luật hình thành trong nhóm hay tập thể;

+ Có kỹ năng dự đoán trước các hiện tượng tâm lí - xã hội sẽ xảy ra, biết lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm giải quyết các tình huống thực tế;

+ Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội.

6. Tài liệu phục vụ môn học:

6.1. Tài liệu/giáo trình chính

1. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998), Tâm lí học xã hội, NXB Giáo dục.

2. Trần Hiệp (1991), Tâm lí học xã hội (lí luận và ứng dụng), NXB Khoa học xã hội.

3. Bùi Văn Huệ (chủ biên), Vũ Dũng (2003), Tâm lí học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn (2011). Tâm lí học xã hội, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. H. Hipsơ, M. Phorvec (1984). Nhập môn Tâm lí học xã hội Mácxít (Đức Uy - dịch), NXB Khoa học xã hội.

6.2. Tài liệu tham khảo/bổ sung

1. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998), Tâm lí học quản lí, NXB Giáo dục.

2. Vũ Dũng (2009), Tâm lí học dân tộc, NXB từ điển Bách khoa, Hà Nội,.

3. Vũ Dũng (1998), Tâm lí học Tôn giáo, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Hồ Ngọc Hải, Vũ Dũng (1996), Các phương pháp của Tâm lí học xã hội, NXB Khoa học xã hội.

5. Đỗ Long (2007), Những nghiên cứu Tâm lí học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Thụ (2007), Tâm lí học quản trị kinh doanh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. L. Therese Baker (1998), Thực hành nghiên cứu xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 13093396

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.