Khoa Giáo dục thông báo đến sinh viên chính quy Thời khóa biểu HK1, NH 2024-2025 (cập nhật ngày 02/08/2024).
Thời khóa biểu có điều chỉnh...
1. Điều kiện tiên quyết:
- Môn học tiên quyết: sinh viên đã học môn Sinh lý học thần kinh, Tâm lí học đại cương.
- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng:
+ Sinh viên hiểu rõ kiến thức về sinh lý học thần kinh cấp cao của con người;
+ Sinh viên phải có kiến thức về các hiện tượng tâm lí người;
+ Sinh viên phải có kỹ năng nhận diện các hiện tượng tâm lí người.
2. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lí luận của sự phát triển tâm lí qua từng độ tuổi, các quy luật chung của sự phát triển tâm lí lứa tuổi. Đồng thời, môn học cung cấp những kiến thức cụ thể về sự phát triển tâm lí của từng độ tuổi khác nhau. Từ đó, sinh viên có cách nhìn khoa học về các thuận lợi, khó khăn của từng độ tuổi và có cách ứng xử phù hợp trong hoạt động.
3. Kết quả dự kiến/chuẩn đầu ra của môn học:
Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể:
4. Tài liệu phục vụ môn học:
4.1. Tài liệu/giáo trình chính
1. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lí học phát triển, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Đồng (2012), Tâm lí học phát triển giai đoạn thanh niên - tuổi già, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên), Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ Thị Hạnh Phúc (2011), Giáo trình Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2008), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2008), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4.2. Tài liệu tham khảo/bổ sung
1. Đỗ Thị Châu (2005), Tình huống Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lí thuyết phát triển tâm lí người, NXB Đại học Sư phạm.
3. Nguyễn Thạc (chủ biên), Phạm Thành Nghị (2009), Tâm lí học Sư phạm Đại học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Khoa Giáo dục
Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132
Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn