Tham quan thực tế (TLGD)

Niên khóa: 
Số tín chỉ: 
2 TC
Tính chất: 
Giảng viên phụ trách: 
Thông tin về môn học: 

1. Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ 2

2. Phân bố thời gian: 60 tiết (1 TC = 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành)

- Chuẩn bị kế hoạch và xây dựng nội dung tham quan thực tế: 15 tiết

- Tiến hành tham quan thực tế tại các cơ sở:30 tiết

- Hoàn thành bài viết báo cáo tổng kết tham quan thực tế: 15 tiết

3. Điều kiện tiên quyết:

- Môn học tiên quyết: sinh viên đã có kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Giáo dục học đại cương.

- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng:

+ Sinh viên phải có hiểu biết cơ bản kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn nói chung cũng như kiến thức nền tảng của khoa học giáo dục riêng;

+ Sinh viên phải có các phẩm chất, kỹ năng phù hợp với lĩnh vực khoa học giáo dục cũng như với ngành nghề trong tương lai;

+ Sinh viên phải có năng lực vận dụng tri thức vào thực tế giáo dục.

4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Tham quan thực tế là một môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục học (Quản lý giáo dục và Tâm lý giáo dục). Học phần giúp cho sinh viên tìm hiểu thực tế hoạt động giáo dục thông qua quan sát, nghiên cứu văn bản và nghe báo cáo về các hoạt động có liên quan đến ngành nghề trong tương lai: nghiên cứu, giảng dạy, quản lý, tham vấn giáo dục,... Từ đó, sinh viên hiểu rõ về ngành nghề của lĩnh vực khoa học giáo dục để có thái độ tích cực và hướng tới nghề nghiệp phù hợp, góp phần hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp.

5. Mục tiêu và kết quả dự kiến của môn học:

5.1. Mục tiêu:

Môn học nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng sau:

* Về kiến thức:

- Hiểu biết hoạt động thực tế trong một cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu, tham vấn giáo dục,… thông qua quan sát hoạt động thực tế; nghiên cứu văn bản, tài liệu; nghe báo cáo và trao đổi;...

- Hiểu rõ về các hoạt động thực tế có liên quan đến ngành nghề trong tương lai: nghiên cứu, giảng dạy, quản lý, tham vấn giáo dục và các công việc khác.

* Về kỹ năng:

- Kỹ năng cá nhân: kỹ năng quan sát, kỹ năng viết báo cáo,  kỹ năng trình bày và nói chuyện trước công chúng,…

- Kỹ năng nghề nghiệp: bước đầu phát hiện vấn đề giáo dục cần nghiên cứu; nhận ra hệ thống các phương pháp và hình thức giảng dạy, giáo dục; phát hiện vấn đề cần tham vấn giáo dục;…

- Kỹ năng xã hội: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng trình bài báo cáo.

5.2. Kết quả dự kiến/chuẩn đầu ra của môn học:

Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể:

+ Mô tả, trình bày được hoạt động của cơ sở tham quan thực tế;

+ Phân tích được các hoạt động của cơ sở tham quan thực tế có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai;

+ Áp dụng các kiến thức đã học về khoa học giáo dục để phát hiện mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tế thông qua việc phân tích và so sánh các hoạt động của cơ sở tham quan thực tế với lí thuyết đã học;

+ Bước đầu đạt được kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp và xã hội;

+ Có thái độ yêu thích lĩnh vực khoa học giáo dục thông qua việc tích cực rèn nghề để đáp ứng yêu cầu thực tế.

6. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Kết quả thực tập của sinh viên được đánh giá thông qua các nội dung sau (theo thang điểm 10):

 (1) Đánh giá của giảng viên hướng dẫn tham quan thực tế: (80%)

- Thái độ, hành vi của cá nhân sinh viên trong quá trình tham quan thực tế;

- Mức độ chuyên cần, tích cực của cá nhân sinh viên;

- Kết quả thực hiện các nội dung cụ thể của cá nhân được phân công trong nhóm;

- Bài viết bài thu hoạch của cá nhân sinh viên sau đợt tham quan thực tế giáo dục.

(2) Đánh giá của nhóm sinh viên đối với cá nhân sinh viên (20%)

Nội dung và tiêu chí đánh giá gồm:

  • Ý thức tổ chức kỷ luật của cá nhân (3 điểm).
  • Mức độ đóng góp của cá nhân đối với nhóm (3 điểm).
  • Kết quả và hiệu quả thực hiện công việc được phân công (4 điểm)

7. Nội dung chi tiết học phần tham quan thực tế:

7.1. Địa chỉ triển khai nội dung tham quan thực tế:

- Các cơ sở giáo dục: phòng Giáo dục và Đào tạo; trường phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); trung tâm giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục nghề nghiệp: trường đại học; cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;…

- Các cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực khoa học giáo dục: các viện nghiên cứu (viện Nghiên cứu Sư phạm, viện Nghiên cứu Giáo dục,…); trung tâm nghiên cứu (trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý - Giáo dục, trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội,…);…

- Các cơ sở tham vấn giáo dục: trung tâm tham vấn tâm lý - giáo dục; trung tâm hỗ trợ sinh viên;…

- Các cơ sở khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học giáo dục: công ty tư vấn và đào tạo; công ty tổ chức sự kiện; phòng, ban tuyển dụng nhân sự;…

7.2. Nội dung tham quan thực tế cụ thể:

Nội dung tham quan thực tế chuyên ngành Giáo dục học (Quản lý giáo dục và Tâm lý giáo dục) cụ thể như sau:

(1) Tìm hiểu, quan sát thực tế; nghiên cứu văn bản, tài liệu; nghe báo cáo; trao đổi về hoạt động của cơ sở tham quan thực tế (theo địa chỉ đã nêu trên).

 (2) Tìm hiểu việc ứng dụng khoa học học giáo dục vào thực tiễn hoạt động giáo dục và các lĩnh vực ngành nghề có liên quan. Cụ thể:

- Ứng dụng trong nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục.

- Ứng dụng trong công tác giảng dạy, đào tạo,…

- Ứng dụng trong công tác quản lý: giáo dục, nhân sự,...

- Hoạt động tham vấn giáo dục: tham vấn tâm lý, tư vấn giáo dục, tư vấn hướng nghiệp,…

- Ứng dụng trong các công tác, công việc khác: công tác chủ nhiệm lớp; hoạt động ngoại khóa; … tại cơ sở tham quan thực tế.

8. Tài liệu phục vụ môn học:

  1. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2008), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  2. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), (2005), Giáo trình Giáo dục học, tập 1 NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

    Liên kết

    Mạng xã hội

    Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

    Khách ghé thăm

    • Tổng cộng:: 13221157

    Liên hệ

    Khoa Giáo dục

    Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

    Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

    Education - This is a contributing Drupal Theme
    Design by WeebPal.