Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giáo dục

Niên khóa: 
Số tín chỉ: 
2 TC
Mã môn học: 
GDH038
Tính chất: 
Giảng viên phụ trách: 
Thông tin về môn học: 

1. Trình độ: Dành cho sinh viên năm thứ 3 khoa Giáo dục

2. Phân bố thời gian: 30 tiết (1 TC = 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành)

- Lý thuyết: 15 tiết 

- Thực hành: 5 tiết

- Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 10 tiết 

- Tự học: 60 tiết

3. Điều kiện tiên quyết:

- Môn học tiên quyết: Lý luận dạy học, Lý luận giáo dục và Đại cương khoa học quản lý;

- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng: Không.

4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Học phần này sẽ giới thiệu, phân tích những nội dung vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của hoạt động phối kết hợp trong hoạt động giáo dục; vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của các lực lượng giáo: nhà trừờng, gia đình và cộng động xã hội. Các nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức và quản lý trong hoạt động phối hợp giữa các lực lượng sẽ được phân tích, lĩnh hội thông qua hoạt động giải quyết các tình huống. Đồng thời, người học sẽ được đóng vai trò, vị trí của các nhà giáo dục thực hiện các hoạt động phối hợp thông qua bài tập nhóm.

5. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học:

5.1. Mục tiêu

Hiểu được bản chất, ý nghĩa và vai trò của hoạt động phối hợp các lực lượng trong giáo dục, đào tạo…trong các tổ chức nhà trường

Có khả năng phân tích, khai thác được sức mạnh của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đề xuất các hoạt động phối hợp phục vụ, hỗ trợ cho sự phát triển của nhà

Có kỹ năng tổ chức, sắp xếp, xây dựng, quản lý chương trình phối hợp các lực lượng trong việc giáo dục người học và kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề trong việc phối hợp (thông qua bài tập nhóm);

5.2. Chuẩn đầu ra

Sau khi hoàn thành môn học, SV phải đạt kết quả sau:

5.2.1.Về kiến thức:

  • Phân tích được vai trò của hoạt động phối hợp trong việc thực hiện chiến lựơc và giải quyết các vấn đề hạn chế của tổ chức giáo dục…
  • Phân tích và trình bày được chức năng nhiệm vụ và nội dung, phương pháp của các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội
  • Hiểu được những công việc cơ bản trong việc tổ chức, sắp xếp, xây dựng, quản lý chương trình phối hợp các lực lượng

5.2.2.Về kỹ năng:

  • Hình thành cho người học kỹ năng phân tích, đề xuất các hoạt động phối hợp và lập kế hoạch.

5.2.3.Về thái độ:

  • Thể hiện được ý thức nghiêm túc và hành vi hợp tác trong làm việc nhóm; có tinh thần phân tích giải quyết các vấn đề trên sự phối hợp với các lực lượng giáo dục. Cầu thị, cởi mở và năng động trong việc xây dựng các mối quan hệ để phát triển tổ chức nhà trường

5.2.4.Về năng lực:

  •  Áp dụng kiến thức đã học về quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục vào việc đề xuất và giải quyết các vấn đề thực tiễn giáo dục

6. Tài liệu phục vụ môn học: 

6.1. Giáo trình chính

[1] Bộ GD-ĐT. Giáo dục gia đình, Nxb. Giáo dục 1999

[2] Bộ GD-ĐT.  Điều lệ trường trung học.Nxb.Giáo dục, 2000

[3] Bộ GD-ĐT.  Luật giáo dục, Luật giáo dục Đại học

[4] Bộ GD-ĐT. Chỉ thị về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên

[5] Nghị quyết 90/CP /1997 và nghị quyết 73/1999 (XHHGD)

[6] Trần Thị Tuyết Oanh (CB), Giáo dục học, tập 2 Nxb ĐH Sư Phạm, 2007

6.2. Tài liệu tham khảo bổ sung

[7]Catherine Jordan, Evangelina Orozco, Amy Averett. Emerging Issuse in school, family and community connections, Nation center for family and community connections with school, 2001

[8]Joyce L. Epstein, Mavis G. Sanders. Family, school and community partnerships, 2006

[9]Rollande Deslandes. International perspectives on contexts, communities and evaluated innovative practices family-school-community partnerships, 2009.

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 12769271

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.