Tâm lý học nhân cách

Niên khóa: 
Số tín chỉ: 
3 TC
Mã môn học: 
TLH025
Giảng viên phụ trách: 
Thông tin về môn học: 

1. Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ 3.

2. Phân bố thời gian: 45 tiết (1 TC = 15 tiết lí thuyết hoặc 30 tiết thực hành)

- Lí thuyết: 15 tiết.

- Thực hành: 10 tiết.

- Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 15 tiết.

- Các hoạt động khác: (bài tập, diễn kịch, xem phim, …): 05 tiết.

- Tự học: 45 tiết.

3. Điều kiện tiên quyết:

- Môn học tiên quyết: sinh viên đã học môn Tâm lí học đại cương, Lịch sử Tâm lí học.

- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng:

+ Sinh viên phải có kiến thức về các hiện tượng tâm lí người, các quan điểm về Tâm lí học hiện đại.

+ Sinh viên phải có kỹ năng nhận diện các hiện tượng tâm lí người theo các quan điểm khác nhau.

4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp những kiến thức về vấn đề nhân cách (bản chất, cấu trúc, những thuộc tính điển hình, sự hình thành và phát triển nhân cách,…); các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu nhân cách theo những quan điểm khác nhau. Từ đó, sinh viên có cách nhìn nhận khoa học về vấn đề nhân cách, góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho con người.

5. Mục tiêu và kết quả dự kiến của môn học:

5.1. Mục tiêu:

Môn học nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng sau:

- Về kiến thức:

+ Hiểu rõ về bản chất, cấu trúc, các thuộc tính điển hình của nhân cách (xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất);

+ Hiểu biết về mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội và giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách;

+ Biết được một số hướng tiếp cận để có cách nhìn đa chiều và hướng nghiên cứu một cách khoa học về nhân cách;

- Về kỹ năng:

+ Có kỹ năng mô tả, nhận diện nhân cách của con người bằng các phương pháp khác nhau;

+ Có kỹ năng lí giải được sự hình thành và biểu hiện của nhân cách dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, xã hội và giáo dục trong một số tình huống;

+ Có kỹ năng dự kiến được mô hình nhân cách của một số đối tượng giáo dục và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu nhân cách.

5.2. Kết quả dự kiến/chuẩn đầu ra của môn học:

Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể:

+ Trình bày được bản chất, cấu trúc nhân cách theo các trường phái, quan điểm khác nhau.

+ Phân tích được những thuộc tính điển hình của nhân cách (xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất), sự hình thành và phát triển nhân cách.

+ Áp dụng dự kiến được mô hình nhân cách của một số đối tượng giáo dục và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu nhân cách.

+ Đạt được kỹ năng nhận diện nhân cách của con người theo các phương pháp khác nhau và đề ra những biện pháp giáo dục khoa học, hợp lí.

+ Có thái độ tôn trọng giá trị nhân cách con người, tin tưởng vào sức mạnh giáo dục nhân cách; nâng cao ý thức học tập và rèn luyện nhân cách nghề nghiệp của bản thân.

6. Tài liệu phục vụ môn học:

6.1. Tài liệu/giáo trình chính

  1. Hoàng Anh (chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc (2007), Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
  2. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lí học nhân cách, NXB Giáo dục.
  3. Lê Thị Bừng (chủ biên), Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn (2007), Các thuộc tính điển hình của nhân cách, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
  4. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên) (2007), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, NXB Chính trị Quốc gia.
  5. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lí thuyết phát triển tâm lí người, NXB Đại học Sư phạm.
  6. Đào Thị Oanh (chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Đặng Xuân Hoài, Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú (2007), Vấn đề nhân cách trong Tâm lí học ngày nay, NXB Giáo dục.

6.2. Tài liệu tham khảo/bổ sung

  1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
  2. Võ Thị Minh Chí (2004), Lịch sử Tâm lí học, NXB Giáo dục.
  3. Trịnh Đình Bảy (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia.
  4. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
  5. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  6. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển Tập Tâm lí học, NXB Giáo dục.
  7. Phạm Minh Hạc (2006) Tâm lí học nghiên cứu con người trong thời đổi mới, NXB Giáo dục.
  8. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Võ Thị Minh Chí, Nguyễn Văn Huy, Lê Thanh Hương, Phạm Mai Hương, Đào Thị Minh Hương, Nguyễn Công Khanh, Lê Đức Phúc (2007), Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI - R cải biên, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
  9. Phạm Minh Hạc (2010), Giá trị học - cơ sở lí luận góp phần đúc, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay, NXB Giáo dục Việt Nam.
  10. Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (chủ biên), Vũ Thị Minh Chí, Võ Tấn Quang, Hoàng Mạnh Kha (2011), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  11. Lê Thị Thanh Hương (Chủ biên), Lã Thị Thu Thủy, Phan Thị Mai Hương, Lưu Song Hà, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thu Phương (2010), Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  12. Lê Thị Thanh Hương (chủ biên), Đỗ Thị Lệ Hằng, Mai Việt Thắng (2010), Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông, thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm Quốc tế, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  13. Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn hóa.
  14. Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn minh Việt Nam, NXB Hội Nhà văn.
  15. Ngô Công Hoàn (chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Kim Quý (2007), Những trắc nghiệm tâm lí (tập 1, 2), NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
  16. Đỗ Long (2007), Những nghiên cứu Tâm lí học, NXB Chính trị Quốc gia.
  17. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
  18.  Nguyễn Ngọc Phú (2006), Lịch sử Tâm lí học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  19. Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn tâm lí căn bản, NXB Lao động.
  20. Nguyễn Thơ Sinh (2008), Các học thuyết tâm lí nhân cách, NXB Lao động.
  21. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
  22. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lí, NXB Giáo dục.
  23. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Ngô Công Hoàn, Bùi Văn Huệ, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Quang Uẩn (2002), Bài tập thực hành Tâm lí học (Tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Đại học sư phạm), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  24. Nguyễn Huy Tú (2004), Tài năng, quan niệm, nhận dạng và đào tạo, NXB Giáo dục.
  25. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2008), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  26. Nguyễn Quang Uẩn (chủ nhiệm), Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang (1995), Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị (chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX - 07 đề tài mã số KX - 07 - 04), Hà Nội.
  27. Nguyễn Quang Uẩn (2010), Tuyển tập nghiên cứu về Tâm lí - Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
  28. Barry D. Smith, Harrold J. Vetter (Nguyễn Kim Dân (dịch), Phạm Ngọc Đỉnh (hiệu đính)) (2005), Các học thuyết về nhân cách, NXB Văn hóa thông tin.
  29. David Staffoord - Clark (Lê Văn Luyện và Huyền Giang (dịch)) (1998), Freud đã thực sự nói gì, NXB Thế giới.
  30. Sigmund Freud (Nguyễn Xuân Hiếu dịch) (1970), Nhập môn Phân tâm học.

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 13093441

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.