Khoa Giáo dục thông báo đến sinh viên chính quy Thời khóa biểu HK1, NH 2024-2025 (cập nhật ngày 02/08/2024).
Thời khóa biểu có điều chỉnh...
1. Thông tin chung về môn học:
- Tên môn học: Tham quan thực tế (Tham quan hoạt động thực tế giáo dục)
- Mã môn học:
- Môn học thuộc khối kiến thức: cơ sở ngành (bắt buộc)
2. Số tín chỉ: 02 tín chỉ thực hành (60 tiết)
3. Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ 2
4. Phân bố thời gian: 60 tiết (1 TC = 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành)
- Chuẩn bị kế hoạch và xây dựng nội dung tham quan thực tế;
- Tiến hành tham quan thực tế tại các cơ sở;
- Hoàn thành bài viết báo cáo tổng kết tham quan thực tế.
5. Điều kiện tiên quyết:
- Môn học tiên quyết: sinh viên đã có kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Giáo dục học đại cương.
- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng:
+ Sinh viên phải có hiểu biết cơ bản kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn nói chung cũng như kiến thức nền tảng của khoa học giáo dục riêng;
+ Sinh viên phải có các phẩm chất, kỹ năng phù hợp với lĩnh vực khoa học giáo dục cũng như với ngành nghề trong tương lai;
+ Sinh viên phải có năng lực vận dụng tri thức vào thực tế giáo dục.
6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Tham quan thực tế là một môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục học (Quản lý giáo dục và Tâm lý giáo dục). Học phần giúp cho sinh viên tìm hiểu thực tế hoạt động giáo dục thông qua quan sát, nghiên cứu văn bản và nghe báo cáo về các hoạt động có liên quan đến ngành nghề trong tương lai: nghiên cứu, giảng dạy, quản lý, tham vấn giáo dục,... Từ đó, sinh viên hiểu rõ về ngành nghề của lĩnh vực khoa học giáo dục để có thái độ tích cực và hướng tới nghề nghiệp phù hợp, góp phần hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp.
7. Mục tiêu và kết quả dự kiến của môn học:
7.1. Mục tiêu:
Môn học nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng sau:
* Về kiến thức:
- Hiểu biết hoạt động thực tế trong một cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu, tham vấn giáo dục,… thông qua quan sát hoạt động thực tế; nghiên cứu văn bản, tài liệu; nghe báo cáo và trao đổi;...
- Hiểu rõ về các hoạt động thực tế có liên quan đến ngành nghề trong tương lai: nghiên cứu, giảng dạy, quản lý, tham vấn giáo dục và các công việc khác.
* Về kỹ năng:
- Kỹ năng cá nhân: kỹ năng quan sát, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng trình bày và nói chuyện trước công chúng,…
- Kỹ năng nghề nghiệp: bước đầu phát hiện vấn đề giáo dục cần nghiên cứu; nhận ra hệ thống các phương pháp và hình thức giảng dạy, giáo dục; phát hiện vấn đề cần tham vấn giáo dục;…
- Kỹ năng xã hội: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng trình bài báo cáo.
7.2. Kết quả dự kiến/chuẩn đầu ra của môn học:
Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể:
+ Mô tả, trình bày được hoạt động của cơ sở tham quan thực tế;
+ Phân tích được các hoạt động của cơ sở tham quan thực tế có liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai;
+ Áp dụng các kiến thức đã học về khoa học giáo dục để phát hiện mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tế thông qua việc phân tích và so sánh các hoạt động của cơ sở tham quan thực tế với lí thuyết đã học;
+ Bước đầu đạt được kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp và xã hội;
+ Có thái độ yêu thích lĩnh vực khoa học giáo dục thông qua việc tích cực rèn nghề để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Khoa Giáo dục
Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132
Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn