Tham vấn tâm lý 1

Niên khóa: 
Số tín chỉ: 
3 TC
Giảng viên phụ trách: 
Thông tin về môn học: 

1. Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ 3,4

2. Phân bố thời gian: 60 tiết (1 TC = 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành)

- Lý thuyết: 30 tiết 

- Thực hành:15 tiết

- Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 5 tiết

3. Điều kiện tiên quyết:

- Môn học tiên quyết: Tâm lý học đại cương, tâm lý học nhân cách, tâm lí học lứa tuổi

4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

        Môn học giới thiệu và cung cấp cho sinh viên các khái niệm và lý thuyết tổng quan của hoạt động tham vấn tâm lý, các kiến thức cơ bản về các quan điểm và lịch sử phát triển của tham vấn tâm lý trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, giúp sinh viên nắm được các kiến thức về xác định mục đích, nguyên tắc, quy trình và phương pháp tiến hành tham vấn tâm lý. Về thực hành, khuyến khích sinh viên tham gia vào các tình huống giả định nhằm áp dụng các kỹ năng và kiến thức tham vấn đã học. Từ đó, giúp sinh viên nắm được những điểm trọng yếu trong lý thuyết và thực hành tham vấn tâm lý.

5. Mục tiêu và kết quả dự kiến của môn học:

- Mục tiêu: Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng/lý thuyết và thực hành về hoạt động Tham vấn tâm lí  trong và ngoài nước trong bối cảnh xã hội hiện nay, từ đó áp dụng nhuần nhuyễn vào việc thực hành tham vấn tâm lý nói chung và trong môi trường giáo dục nói riêng; giúp sinh viên nắm vững các nguyên tắc, phương pháp, quy trình và kỹ năng cơ bản dùng trong tham vấn tâm lí và có khả năng vận dụng những kiến thức đã học trong các môn tâm lý học đại cương, tâm lý học nhân cách, tâm lý học lứa tuổi và sư phạm vào hoạt động tham vấn tâm lý.

- Kết quả dự kiến/chuẩn đầu ra của môn học: Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể:

Nhận thức:

  • Nắm vững (define – định nghĩa) những kiến thức cơ bản về tham vấn tâm lý như đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và hiệu quả của hoạt động Tham vấn tâm lý.
  • Phân loại (categorize) các khái niệm tham vấn tâm lý, trợ giúp tâm lý, tư vấn, cố vấn.
  • Tóm lược (summarize) mối quan hệ giữa tham vấn tâm lý với các ngành trợ giúp khác: tâm thần học, tâm lý học, công tác xã hội và trị liệu tâm lý; Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ngành tham vấn tâm lý trong và ngoài nước.
  • Phân loại (categorize) các hình thức tham vấn chính.
  • Phân loại (categorize) các trường phái tiếp cận thân chủ cơ bản trong tham vấn tâm lý
  • Tổng quát hóa (generalize) Mối quan hệ tương giao giữa nhà tham vấn và thân chủ - điểm trọng yếu trong hoạt động tham vấn tâm lý

Kỹ năng:

  • Hoàn thành (complete) quy trình tham vấn tâm lý (các mô hình tham vấn, lập hồ sơ ban đầu, các bước giải quyết vấn đề, công tác kiểm tra, giám sát trong tham vấn tâm lý).
  • Thành thạo (master) những kỹ năng bậc thấp trong tham vấn tâm lý (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi).
  • Hoàn thành một cách nhuần nhuyễn (complete with confidence) các kỹ năng bậc trung (kỹ năng diễn giải, kỹ năng xử lí sự im lặng, kỹ năng thông đạt).
  • Thực hiện (proceed) các kỹ năng bậc cao (kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng bộc lộ bản thân, kỹ năng đương đầu).

Thái độ:

  • Dung hòa, bao dung với (tolerate) các mối quan hệ, tôn trọng (respect) người khác và vấn đề của người khác như nó vốn có.
  • Chia sẻ (share) những khó khăn cùng những người có nan đề, giải thích, làm sáng tỏ (explain) nan đề.
  • Lắng nghe (listen to) thân chủ và nan đề của thân chủ, hỗ trợ họ (support) giúp họ điều chỉnh hành vi cho thích hợp (justify behavior) nhằm sửa đổi, điều chỉnh (modify) bản thân giải quyết được nan đề hoặc một phần nan đề của họ

6. Tài liệu phục vụ môn học:

Tài liệu/giáo trình chính:

  1. PGS.TS. Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình Tham vấn tâm lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  2. GS.VS. Phạm Minh Hạc – PGS.TS. Lê Đức Phúc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  3. PGS.TS. Ngô Công Hoàn (2007), Những trắc nghiệm tâm lý, tập 1 và 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo/bổ sung :

  1. Carl Rogers (1970), Counseling and Psychotherapy, NXB Houghton Mifflin Co, Boston.
  2. Corey G. (2005). Theory and Practice of Counseling and Psychotherapy (7th Ed). California:  Brooks/Cole – Thomson Learning.

Trang Web/CDs tham khảo:

-         http://tamlyhoc.vn/

-         http://sharevn.org/

-         http://thamvantamly.wordpress.com/

-         http://tamsubantre.org

-         http://tuvantructuyen.net

-         http://webtretho.com

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 10733195

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.