Tâm lý học giao tiếp

Số tín chỉ: 
3 TC
Mã môn học: 
TLH015
Giảng viên phụ trách: 
Thông tin về môn học: 

1. Trình độ: Sinh viên năm 3

2. Phân bố thời gian: tiết (1 TC = 15 tiết lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành)

- Lý thuyết: 25 tiết 

- Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 10 tiết

- Các hoạt động khác: (bài tập, trò chơi, đố vui, diễn kịch, xem phim, …): 10 tiết

3. Điều kiện tiên quyết:

- Môn học tiên quyết: có kiến thức về tâm lý học đại cương, tâm lý học xã hội, tâm lý học lứa tuổi

- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng: có những hiểu biết về tâm lý người, đặc trưng tâm lý của từng giai đoạn lứa tuổi của con người.

 4. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

  • Môn học cung cấp những kiến thức lí luận về giao tiếp và ứng xử ( khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò và những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến giao tiếp- ứng xử).
  • Cấu trúc của hành vi giao tiếp, những hình thức và phương tiện giao tiếp - ứng xử.
  • Bản chất của giao tiếp
  • Kỹ năng và hiệu quả trong giao tiếp ứng xử.

5. Mục tiêu và kết quả dự kiến của môn học:

- Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tâm lý giao tiếp  - ứng xử, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp ứng xử trong việc tạo dựng mối quan hệ giữa con người và con người. Từ  đó cá nhân sinh viên vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất trong lao động nghề nghiệp cũng như cuộc sống riêng của mỗi người.

- Kết quả dự kiến/chuẩn đầu ra của môn học: Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể:

+ Sinh viên có được những kiến thức cho việc rèn luyện các kỹ năng ứng xử với các tình huống trong sinh họat và cuộc sống, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe một cách hiệu quả.

+ Có thái độ tự giác với bản thân và đánh giá người khác một cách tích cực.

6. Tài liệu phục vụ môn học:

- Tài liệu/giáo trình chính:

+ Nhập môn khoa học giao tiếp, Trần Trọng Thủy, ĐHSP Hà  Nội ( Tái bản nhiều lần)

+ Tâm lý học ứng xử, Lê Thị Bừng, NXB GD, 2000

- Tài liệu tham khảo:

+ Đắc nhân tâm, Dale Carregle, NXB Tổng hợp An Giang.(tái bản)

+ Nghệ thuật ứng xử của người Việt, Phạm Minh Thảo, NXB VHTT – Hà Nội, 1995

+ Ngôn ngữ cử chỉ – ý nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp, Allan Pease.( tái bản)

+ Qui tắc giao tiếp xã hội – giao tiếp bằng ngôn ngữ , Nguyễn Văn Lê, NXB Trẻ, 1997

+ Tâm lý truyền thông và giao tiếp, Nguyễn Thị Oanh, Đại học Mở – bán công Tp.HCM.

 

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 12766487

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.