Ám ảnh với điện thoại di động (Phone Obsession/ Overuse)

Phone phobia

Trước mình có giới thiệu với các bạn Hội chứng ‘sợ bỏ lỡ’ và bị lãng quên trong xã hội hiện đại.  (Fear of Missing Out)  Ám ảnh với điện thoại di động và Hội chứng ảo giác điện thoại rung cũng là một trong những “kẻ hủy hoại tuổi trẻ”.

Điện thoại di động đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp , tương tác với thế giới xung quanh. ĐTDĐ đã chuyển đổi thực tiễn xã hội và thay đổi cách chúng ta làm kinh doanh, nhưng đáng ngạc nhiên là chúng ta chưa nhận thức đúng về hậu quả ĐTDĐ có thể mang lại.

Một số người thay thế các cuộc nói chuyện trực tiếp bằng các cuộc điện thoại. Tôi quan sát những hành vi sau mà nhiều người thường làm trên các phương tiện giao thông công cộng: • Giả vờ nói chuyện trên điện thoại
• Thao tác với các ứng dụng trên ĐTDĐ
• Khóa và mở khóa màn hình liên tục
để tránh tiếp xúc bằng mắt hay các tương tác khác.

Trong một cuộc khảo sát , kết quả cho thấy rằng
• 70 % kiểm tra điện thoại của mình vào buổi sáng chỉ trong vòng một giờ dậy
• 56 % kiểm tra điện thoại của họ trước khi đi ngủ
• 48 % kiểm tra điện thoại của họ vào cuối tuần
• 51 % liên tục kiểm tra điện thoại của họ trong kỳ nghỉ
• 44 % cho biết họ sẽ cảm thấy rất lo lắng và khó chịu nếu không dùng điện thoại trong vòng một tuần
• 25 % người được hỏi cho rằng họ ” hầu như luôn luôn ” sử dụng điện thoại trong các giao lưu xã hội như trong một bữa ăn hoặc trong một buổi tiệc

Dùng ĐTDĐ quá nhiều có thể làm bạn cảm thấy khó xử trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

Bạn đã từng trải qua tình huống tương tự?

Nếu bạn giữ điện thoại trong túi, bạn đôi khi (thậm chí có thể thường xuyên) cảm thấy rung trong vùng da tiếp giáp ĐT và lấy ĐTDĐ ra để kiểm tra tin nhắn hay email và phát hiện đó chỉ là ảo giác?

Hoặc, nếu bạn giữ điện thoại trong ví/ túi, bạn tưởng tượng rằng bạn nghe nó rung , hoặc thậm chí đổ chuông trong khi đó chỉ là một báo động giả.

Hội chứng ảo giác điện thoại rung là ảo giác ĐTDĐ rung hoặc đổ chuông, trong khi thực tế chỉ là báo động giả.

Một nửa thế hệ trẻ tỏ ra lo lắng nếu họ không thể kiểm tra tin nhắn/ email và nhiều người thậm chí lo lắng quá mức nếu họ không thể kiểm tra với các cuộc gọi hoặc thông tin mạngxã hội. Nghiên cứu cũng tìm ra rằng những người lo lắng nhiều về việc không thể kiểm tra với các tin nhắn/ email/mạng xã hội có thể có các triệu chứng trầm cảm hay dễ dẫn đến rối loạn nhân cách.

Một số gợi ý sau đây mà mỗi cần phải được thực hiện trong 10 phút mỗi vài giờ :
• Hãy đi bộ ngắn hoặc đơn giản là ra ngoài hóng gió
• Ngồi thiền
• Tập thể dục
• Nghe nhạc
• Hát
• Học thêm tiếng nước ngoài
• Đọc một cuốn truyện cười
• Nói chuyện với một người nào đó

Gao Ng

Tham khảo:
– Psychology Today
– Katz, J. E., & Akhus, M. Perceptual contact: Mobile communication, private talk, public performance. Cambridge University Press, 2002
– Belardi, B. (Ed.). (18 June 2012). Consumers Crave iPhone More Than Facebook, Sex
– Perlow, Leslie A. (2012). Sleeping with your smartphone : how to break the 24/7 habit and change the way you work. Boston, Mass.: Harvard Business Review Press

Nguồn: https://vietpsy.wordpress.com/2015/02/04/am-anh-voi-dien-thoai-di-dong-p...

Library categories: 

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 13092928

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.