Kế hoạch phát triển chiến lược giai đoạn 2016-2020

1. CĂN CỨ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

  1. Kế hoạch chiến lược phát triển Trường ĐH KHXH&NV giai đoạn 2016 – 2020
  2. Những thành tựu và hạn chế của Khoa trong giai đoạn 2011-2015

2. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC:

2.1. Mục tiêu:

Mục tiêu 1:

  • Nâng cao trình độ ngoại ngữ: sử dụng tốt ngoại ngữ trong nghiên cứu và trao đổi chuyên môn.

Mục tiêu 2:

  • Bổ sung thêm nguồn cán bộ mới.

2.2. Nhóm giải pháp:

Mục tiêu 1:

  • Tạo điều kiện cho cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng nghiệp vụ.
  • Giới thiệu các nguồn học bổng học tập nước ngoài cho các sinh viên, học viên của Khoa có đam mê và nguyện vọng làm việc tại Khoa.
  • Hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ phát triển chuyên môn thông qua chia sẽ nghiên cứu khoa học, giảng dạy.
  • Tổ chức giao lưu, tọa đàm, hội thảo với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm nâng cao và khuyến khích cán bộ giảng dạy sử dụng tiếng Anh.

Mục tiêu 2:

  •  Tuyển dụng các nguồn từ bên ngoài có trình độ Tiến sĩ đúng chuyên ngành.
  •  Hợp đồng trách nhiệm với các chuyên gia đầu ngành trong cùng lĩnh vực.

2.3. Chỉ tiêu:

  • Năm 2016 – 2020: phát triển cán bộ thực tế của Khoa lên 25 cán bộ (60% trình độ Tiến sĩ, 1 Giáo sư, 1 Phó giáo sư), trong đó tuyển dụng mới 8 cán bộ (6 TS, 2 ThS).

3. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

3.1. Mục tiêu:

Mục tiêu 1:

  •  Cải tiến và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo hiện có trình độ đại học và sau đại học.

Mục tiêu 2:

  • Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo mới phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường, đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

3.2. Nhóm giải pháp:

Mục tiêu 1:

  •  Rà soát và cải tiến chương trình đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học theo định kỳ (2 năm/lần) trên cơ sở tham khảo ý kiến các bên liên quan.
  •  Đổi mới trong kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo và phương thức thực tập thực tế cho sinh viên.
  • Tham gia kiểm định chương trình đào tạo ở trình độ đại học theo chuẩn AUN
  •  Cải tiến chương trình đào tạocử nhân Quản lý giáo dục theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra (CDIO).

Mục tiêu 2:

  • Mở ngành đào tạo cử nhân sư phạm giáo dục quốc phòng- an ninh
  •  Mở ngành đào tạo cử nhân văn bằng 2 sư phạm Tiếng Anh
  •  Mở ngành đào tạo cử nhân văn bằng 2 sư phạm Tiếng Nhật
  • Mở ngành đào tạo thạc sĩ phát triển chương trình và giảng dạy
  •  Mở ngành đào tạo thạc sĩ giáo dục học
  •  Hoàn thiện đề án, tổ chức tuyển sinh và đào tạo chương trình tiến sĩ quản lý giáo dục

3.3. Chỉ tiêu:

  • Đào tạo 01 chương trình cử nhân văn bằng 1; 02 chương trình cử nhân văn bằng 2; 02 chương trình đào tạo thạc sĩ, 01 chương trình tiến sĩ.

4. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

4.1. Mục tiêu:

  • Thực hiện đúng chỉ tiêu số lượng và chất lượng các đề tài, dự án đã được duyệt; phát triển nhóm nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành; đăng kí đề tài, dự án mới các cấp; tăng cường công bố khoa học trong nước và quốc tế.

4.2. Nhóm giải pháp

  •  Tổ chức các buổi toạ đàm khoa học

- Mời các chuyên gia tập huấn nâng cao khả năng nghiên cứu, viết bài báo bằng tiếng Anh.

  •  Tìm kiếm và đăng kí dự án, đề tài các quỹ tài trợ nghiên cứu trong và ngoài nước

- Tổ chức Hội thảo trong và ngoài nước

  •  Chia sẽ kinh nghiệm và khuyến khích sinh viên đăng ký đề tài nghiên cứu

4.3. Chỉ tiêu:

  • Đăng ký 3 đề tài cấp trường; 02 đề tài cấp đại học quốc gia; 80 công bố khoa học trong và ngoài nước.
  • Tối thiểu 25 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường.

5. CÔNG TÁC HỢP TÁC QUỐC TẾ

5.1. Mục tiêu:

  • Khoa Giáo dục hội nhập trong bối cảnh quốc tế hoá qua hợp tác các chương trình đào tạo sau đại học;
  • Mở rộng hợp tác trong nghiên cứu và công bố khoa học quốc tế;
  • Chủ động mở rộng trao đổi giao lưu quốc tế trong các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao hiểu biết về văn hoá, giáo dục của các nước khác;
  • Huy độngsự đóng góp của các chuyên gia nước ngoài trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển khoa.

5.2. Nhóm giải pháp

  • Công nhận chuyển đổi tín chỉ giữa các trường trong khối AsTen
  • Trao đổi học viên, giảng viên trong khối AsTEN
  • Liên kết đào tạo với Đại học Chi Nan (Đài Loan) về chương trình đào tạo thạc sĩ Lãnh đạo giáo dục quốc tế; chương trình phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý giáo dục đại học phối hợp với AsTEN (Deans’ Course VN, xin chuyên gia và dự án từ DAAD)
  • Cổ động các bài viết tham gia tạp chí chuyên đề của AsTEN
  • Tận dụng các nguồn quỹ tài trợ của quốc tế cho việc nghiên cứu khoa học (SUMITOMO, Worldbank,…)
  • Tổ chức fieldtrip đi qua các nước nằm trong khối AsTEN cho học viên cao học.
  • Dự án Rèn luyện kỹ năng và giá trị sống cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại TP. HCM.
  • Mời các chuyên gia nước ngoài tổ chức những buổi tập huấn.
  • Tổ chức hội thảo quốc tế, những lớp chuyên đề/ báo cáo chuyên đề.

5.3. Chỉ tiêu:

  • Thực hiện 02 chương trình liên kết;
  • Thực hiện 02 chương trình giao lưu.

6. CÔNG TÁC SINH VIÊN

6.1. Mục tiêu:

Mục tiêu 1:

  • Xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức, quản lý sinh viên

Mục tiêu 2:

  • Tạo mội trường và phối hợp với các đơn vị trong Nhà trường để định hướng phát triển cho sinh viên

Mục tiêu 3:

  • Tích cực duy trì các hoạt động phong trào, ngoại khoá và chính sách hỗ trợ sinh viên kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả

Mục tiêu 4:

  •  Tư vấn, hỗ trợ sinh viên nắm được đầy đủ thông tin về quá trình, chương trình đào tạo, quy chế đào tạo và các quy định khác

6.2. Nhóm giải pháp

 Mục tiêu 1:

  • Phân bổ các cán bộ đảm nhận công tác sinh viên của Khoa
  • Phân công cán bộ phụ trách công tác chủ nhiệm cho các lớp
  • Bầu chọn và cũng cố nhân sự ban chấp hanh Chi đoàn, ban cán sự các lớp

Mục tiêu 2:

  • Tham gia chủ động, tích cực trong các Cuộc thi, Hội thi, Hội trại… do nhà trường tổ chức
  • Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, thăm hỏi và tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng.
  • Chung tay đóng góp và ủng hộ các chương trình vì cộng đồng gặp khó khăn, thiên tai.

Mục tiêu 3:

  • Huy động sự tham gia tích cực của sinh viên chuỗi các hoạt động chào mừng Ngàynhà giáo Việt Nam 20/11, Chiến dịch “Xuân tình nguyện”…
  • Khen thưởng các sinh viên thủ khoa đầu vào, đầu ra, các sinh viên có nhiều thành tích trong học tập, phong trào trong mỗi năm học.
  • Giao lưu và tặng quà tết cho sinh viên không về quê ăn tết.
  • Sinh viên Khoa Giáo dục cùng với sinh viên quốc tế tham gia trong các hoạt động xã hội và tình nguyện.
  • Duy trì và phát triển Hội thao sinh viên Khoa giáo dục hàng năm.

Mục tiêu 4:

  • Xây dựng và hoàn thiện nội dung, quy trình công tác cố vấn học tập cho sinh viên theo đặc thù riêng của từng học kỳ, năm học.
  • Đa dạng hóa các kênh cung cấp thông tin để hỗ trợ sinh viên
  • Thường xuyên lấy ý kiến đóng góp và phản hồi của sinh viên để điều chỉnh công tác cố vấn học tập qua mỗi học kỳ.

6.3. Chỉ tiêu:

  • Tổ chức02 cuộc thi “Nhà giáo dục tương lai”; 05 chiến dịch Xuân tình nguyện
  • Tổ chức 20 buổi tư vấn học tập cho sinh viên các khoá
  • Tổ chức 02 hoạt động giao lưu tình nguyện với sinh viên quốc tế
  • Tổ chức 05 Hội thao sinh viên khoa Giáo dục

7. CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG, XÂY DỰNG VĂN HOÁ ĐẠI HỌC

7.1 Mục tiêu :

Mục tiêu 1:

  • Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ, công đoàn trong các hoạt động của Khoa.
  • Mục tiêu 2:
  • Giáo dục nâng cao ý thức công dân, bản lĩnh chính trị, đạo đức,lối sống lành mạnh trong toàn thể cán bộ giảng viên của Khoa, tạo sự thống nhất về tư tưởng lập trường chính trị của đội ngũ viên chức theo chủ trương, đường lối của Đảng bộ nhà trường.

Mục tiêu 3:

  • Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp sinh viên , giáo dục rèn luyện phẩm chất tư tưởng, ý thức học tập và phát triển kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên.

7.2. Nhóm giải pháp

Mục tiêu 1:

  •  Cũng cố,kiện toàn về mặt tổ chức nhân sự trong các hoạt động đoàn thể của Khoa và sinhv viên.
  •  Nâng cao chất lượng trong các hoạt động Đoàn –Hội của sinh viên trên cơ sở định hướng chung của Đoàn – Hội sinh viên trường, phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện tham gia của sinh viên Khoa.

Mục tiêu 2:

  •  Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ trong các hoạt động đoàn thể của Khoa dưới nhiều hình thức đa dạng.
  • Tích cực đăng ký và tham gia các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, công tác xã hội do công đoàn trường phát động.
  • Kịp thời giải đáp những thắc mắc, vấn đề trong học tập và rèn luyện của sinh viên Khoa.

7.3. Chỉ tiêu

  • Công tác Đoàn – Hội đạt kết quả tốt trở lên
  •  Giữ  vững danh hiệu Công đoàn  vững mạnh
  • 100% sinh viên hưởng ứng và thực hiện quy tắc ứng xử của sinh viên Khoa.

8. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

8.1. Mục tiêu

Mục tiêu 1:

  • Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học phù hợp với xu hướng quốc tế.

Mục tiêu 2:

-  Chuẩn hóa quy trình đào tạo đại học và sau đại học

8.2. Nhóm giải pháp

Mục tiêu 1:

  •  Cập nhật, cải tiến chương trình đại học và sau đại học
  •  Tham gia đăng ký kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn AUN
  •  Tổ chức hội nghị nhà tuyển dụng đối với chương trình đào tạo đại học và sau đại học.
  • Thực hiện khảo sát môn học và khóa học theo định kỳ.
  • Tổ chức dự giờ các môn học.

Mục tiêu 2:

  • Bổ sung và cải tiến các quy trình nghiệp vụ cốt lõi

8.3. Chỉ tiêu

  • 100% môn học được khảo sát đạt từ mức đồng ý trở lên
  • Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng cho các thành viên tổ đảm bảo chất lượng.

9. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

9.1. Mục tiêu:

Mục tiêu 1:

  • Xây dựng và phát triển các chương trình phục vụ cộng đồng.

Mục tiêu 2:

  •  Hoàn thiện hoạt động tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo ngắn hạn.

9.2. Nhóm giải pháp

Mục tiêu 1:

  •  Xây dựng và đào tạo chương trình tập huấn về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.
  • Đào tạo chương trình quản lý trường mầm non
  • Tiếp tục đào tạo chương trình tham vấn học đường
  • Chương trình quản nhiệm ở các trường phổ thông
  • Chương trình phương pháp nghiên cứu sư phạm ứng dụng cho giáo viên phổ thông
  • Chương trìnhPhương pháp dạy học hiện đại”

Mục tiêu 2:

  • Xây dựng, hoàn thiện quy trình tổ chức, quản lý, các quy định và biểu mẫu một cách khoa học, thống nhất.
  • Đề xuất và xây dựng kế hoạch trang bị các thiết bị dạy học phục vụ các chương trình đào tạo các lớp ngắn hạn.

9.3. Chỉ tiêu

  • Đào tạo thêm 6 chương trình các lớp ngắn hạn

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 13220208

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.