GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 

Căn cứ Quyết định số 1020/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Giám đốc ĐHQG-HCM về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ;

Căn cứ Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh về việc ban hành “Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ”;

Căn cứ Quyết định số 1121/QĐ-ĐHQG ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của “Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ” ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19 tháng 02 năm 2016;

Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-XHNV-SĐH ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV về việc ban hành “Quy định tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ”;

Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-ĐHQG ngày 24 tháng 3 năm 2017 về việc giao nhiệm vụ cho trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đào tạo Tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM thông báo về việc chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Mã số: 62 14 01 14 năm 2017 như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG DỰ TUYỂN

 Xét tuyển đối với tất cả công dân Việt Nam và nước ngoài có nguyện vọng học và nghiên cứu trình độ tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục (QLGD) tại Việt Nam. Cụ thể:

- Đối tượng 1: có bằng cử nhân chính quy chuyên ngành QLGD

- Đối tượng 2: có bằng thạc sĩ chuyên ngành QLGD

- Đối tượng 3: có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần, bao gồm: Giáo dục học, Giáo dục thể chất, Huấn luyện thể thao, Lý luận và phương pháp dạy học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn, Chính sách công, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý kinh tế, Quản lý khoa học và công nghệ, Quản lý công nghiệp, Quản lý năng lượng.

-  Đối tượng 4: có bằng thạc sĩ các chuyên ngành khác.

II. THỜI GIAN, CHỈ TIÊU VÀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Thời gian đào tạo

+ 3 năm tập trung đối với người dự tuyển có bằng thạc sĩ chuyên ngành QLGD và ngành gần;

+ 4 năm tập trung đối với người dự tuyển chưa có bằng thạc sĩ và có bằng thạc sĩ các chuyên ngành khác.

 

2. Chỉ tiêu tuyển sinh

+ Năm 2017: không hạn chế

3. Chuyên ngành đào tạo

STT Chuyên ngành Bậc đào tạo Hình thức tuyển sinh Các môn thi tuyển Ghi chú
1 Quản lý giáo dục Tiến sĩ Xét tuyển Ngoại ngữ: tiếng Anh 1. Xét tuyển

+ Vòng 1: xét tuyển hồ sơ

+ Vòng 2: đánh giá năng lực ứng viên

2. Thi tuyển

thi ngoại ngữ đối với thí sinh không thuộc đối tượng miễn thi ngoại ngữ

III. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

1. Điều kiện về văn bằng

Điều kiện dự tuyển dành cho từng đối tượng dự tuyển được qui định cụ thể như sau:

- Đối tượng 1:  có bằng cử nhân chính qui chuyên ngành QLGD

      + Bằng cử nhân xếp loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 (theo thang điểm 10) trở lên, hoặc

+ Bằng cử nhân xếp loại khá có điểm trung bình tích lũy từ 7.5 trở lên (theo thang điểm 10) và có ít nhất 1 bài báo liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu dự kiến đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.

- Đối tượng 2: có bằng thạc sĩ chuyên ngành QLGD

+ Có bằng thạc sĩ chuyên ngành QLGD: 1) theo phương thức có thực hiện luận văn tốt nghiệp, hoặc 2) theo phương thức không yêu cầu thực hiện luận văn tốt nghiệp phải có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.

- Đối tượng 3: có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần

+ Có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần: 1) theo phương thức có thực hiện luận văn tốt nghiệp, hoặc  2) theo phương thức không yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ phải có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.

+ Hoàn thành các học phần bổ sung kiến thức theo quy định trong thời gian từ 1 năm đến 1,5 năm sau khi trúng tuyển

- Đối tượng 4:  có bằng thạc sĩ của tất cả các chuyên ngành khác

+ Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác: 1) theo phương thức có thực hiện luận văn tốt nghiệp, hoặc  2) theo phương thức không yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ phải có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.

   + Hoàn thành các học phần bổ túc và bổ sung kiến thức theo quy định trong thời gian từ 1,5 năm đến 2 năm sau khi trúng tuyển

Lưu ý:

- Người dự tuyển tốt nghiệp cao học ngành gần và ngành khác với ngành Quản lý giáo dục phải học bổ sung kiến thức theo quy định.

- Người dự tuyển có văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Thông tin về đăng ký văn bằng do nước ngoài cấp xem tại đường link: https://cnvb.wordpress.com/

2. Điều kiện về hồ sơ dự tuyển

- Đơn xin dự tuyển

- Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ và minh chứng về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác theo quy định

- 01 đề cương nghiên cứu trình bày rõ về hướng nghiên cứu, đề tài hoặc chủ đề nghiên cứu; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan; mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu dự kiến; kế hoạch học tập và nghiên cứu trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của người dự tuyển trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; đề xuất người hướng dẫn. Trong đề cương thí sinh dự tuyển phải đề xuất người hướng dẫn khoa học có tên trong danh sách do cơ sở công bố (trường hợp thí sinh dự tuyển đề xuất người hướng dẫn khoa học không có tên trong danh sách do cơ sở đào tạo công bố, người dự tuyển phải xin ý kiến của cơ sở đào tạo và được thủ trưởng cơ sở đào tạo chấp nhận trước khi nộp hồ sơ dự tuyển)

- 02 thư giới thiệu của hai giảng viên hoặc nghiên cứu viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ cùng ngành,

- Chứng chỉ ngoại ngữ theo qui định của 1 trong 6 ngoại ngữ: tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật,

- Giấy xác nhận của địa phương (hoặc cơ quan đang công tác) xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật,

- Giấy cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (đóng học phí, hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ)

3. Điều kiện ngoại ngữ

- Người dự tuyển có trình độ ngoại ngữ theo chuẩn đầu vào thể hiện trong Quy chế giảng dạy môn ngoại ngữ tiếng Anh của Đại học Quốc gia Tp.HCM (ĐHQG-HCM). Nếu ngoại ngữ chuyên ngành là tiếng Nga, Pháp, Đức, Trung thì chuẩn đầu vào tương đương với chuẩn đầu vào trình độ tiếng Anh.

- Người dự tuyển được miễn xét tuyển hoặc miễn thi môn ngoại ngữ nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

      + Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là một trong sáu thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật.

      + Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài của một trong sáu thứ tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật.

      + Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến của Bộ Giáo dục và đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học tại Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh được Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc ĐH QG HCM công nhận.

      + Có giấy chứng nhận điểm ngoại ngữ đạt từ 60 điểm trở lên trong kỳ tuyển sinh sau đại học do ĐHQG-HCM tổ chức còn hiệu lực 2 năm kể từ ngày tuyển sinh môn ngoại ngữ đến ngày nộp hồ sơ.

      + Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tối thiểu cấp độ B2 trong thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi của các cơ sở đào tạo: Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Trung tâm SEAMEO RETRAC, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế, Trường ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Cần Thơ.

- Tiếng Anh (điểm tối thiểu)

IELTS* TOEFL TOEIC Cambridge Exam BEC BULATS VNU-EPT**
5.5 500 PBT/ITP 600 First FCE Busines Vantage 60 251
173 CPT
61 iBT
(*) Do Hội đồng Anh, ĐH Cambridge, IDP- Úc cấp bằng

(**) Do Trung tâm khảo thí tiếng Anh của ĐHQG-HCM cấp bằng

- Ngoại ngữ khác:

Tiếng Pháp Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Trung Tiếng Nhật
DELF B2

TCF niveau B2

TRKI 2 B2

TestDaF cấp độ 4

HSK cấp độ 4 JLPT N2

Ghi chú: Đối với một số chứng chỉ không thông dụng khác, cơ sở đào tạo cần gửi đến ĐHQG-HCM cho ý kiến về việc quy đổi tương đương

Lưu ý:

Ưu tiên xét tuyển đối với người dự tuyển thuộc các trường hợp sau:

- Có nhiều bài báo liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu dự kiến được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín hoặc kỷ yếu hội thảo khoa học có phản biện và có chỉ số xuất bản ISBN,

- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo,

- Đã hoặc đang tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

4. Yêu cầu đối với các đối tượng dự tuyển là người nước ngoài

Người dự tuyển nộp các hồ sơ dự tuyển theo quy định, Hội đồng tuyển sinh nhà trường sẽ xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể.

IV. XÉT TUYỂN

Các thí sinh dự tuyển học Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục trải qua 2 vòng như sau:

1. Vòng thứ 1: Xét tuyển hồ sơ

Việc xét tuyển được thực hiện bằng cách đánh giá hồ sơ chuyên môn của thí sinh như sau:

- Tiểu ban xét tuyển chuyên ngành sẽ đánh giá thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển theo Thang điểm đánh giá hồ sơ chuyên môn của thí sinh dự tuyyển (căn cứ vào các khoản 1, 2, 3 của mục III).

- Hội đồng tuyển sinh Nhà trường sẽ căn cứ vào hồ sơ của Tiển ban xét tuyển chuyên ngành và Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành của Đại học Quốc gia TP. HCM để ra quyết định thông qua hồ sơ xét tuyển.

- Hồ sơ xét tuyển của thí sinh dự tuyển được thông qua ở vòng thứ 1 sẽ tiếp tục tham gia xét tuyển tại vòng thứ 2. 

2. Vòng thứ 2: Đánh giá năng lực ứng viên

Trong vòng thứ 2, mỗi thí sinh dự tuyển sẽ trải qua 3 phần thi cơ bản sau:

+ Bài luận về dự định nghiên cứu

+ Phẩm chất và năng lực thí sinh

+ Đề cương nghiên cứu

V. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN

1. Đối tượng ưu tiên

- Người có thời gian công tác liên tục từ 02 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh; con liệt sĩ; anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động; người dân tộc thiểu số;

- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

2. Mức ưu tiên: Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Mục 1 (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn Ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy định này và cộng một điểm (thang điểm 10) cho một trong hai môn thi (Cơ bản hoặc Cơ sở). Nguyên tắc ưu tiên như sau: Khi 01 môn thi có điểm <5.0 và 01 môn thi ≥5.0 thì cộng 1.0 điểm cho môn thi có điểm dưới trung bình. Các trường hợp còn lại thì cộng 1.0 điểm vào môn Cơ sở

Tải vềKích thước
PDF icon vnu_hcm_quyet_dinh_nganh_qlgd.pdf1.11 MB

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 10688263

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.