Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên tâm lý học - Thành phố Hồ Chí Minh

Theo kế hoạch sinh hoạt khoa học định kì theo tháng, TS. Nguyễn Hồng Phan báo cáo chuyên đề: Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên tâm lý học - Thành phố Hồ Chí Minh tại Khoa Giáo dục. Sau phần báo cáo của TS. Nguyễn Hồng Phan là các câu hỏi và thảo luận tập trung vào bài học về định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên tâm lý học tại TP. Hồ Chí Minh. Tóm tắt nội dung chính của các báo cáo được trình bày như sau:

Kết quả nghiên cứu thực tiễn định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên ngành tâm lý học TP. Hồ Chí Minh cho thấy định hướng giá trị nghề nghiệp (ĐHGTNN) của sinh viên ngành tâm lý học ở mức độ khá:  Sinh viên có nhận thức đúng đắn, thái độ khá tích cực và hành động phù hợp về giá trị nghề nghiệp của mình lựa chọn. Về các khía cạnh định hướng giá trị cơ bản: Định hướng giá trị về mặt đạo đức thấp hơn so với kinh tế và thăng tiến của nghề nghiệp tâm lý học.

Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGTNN của sinh viên ngành tâm lý học thể hiện ở mức độ khá, gần với mức độ cao. Nếu so sánh giữa các yếu tố ta thấy yếu tố tình yêu nghề nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là yếu tố tính cách của sinh viên. Yếu tố giáo dục của nhà trường và của khoa xếp ở vị trí thứ ba và cuối cùng là yếu tố nhóm bạn không chính thức.

Kết quả nghiên cứu trường hợp điển hình về biểu hiện ĐHGTNN của sinh viên ngành tâm lý học thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: có sự thống nhất trong kết quả nghiên cứu thực trạng với kết quả nghiên cứu sâu 3 trường hợp điển hình về biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGTNN của sinh viên ngành tâm lý học.

Từ kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị, biện pháp tác động đến ĐHGTNN cho sinh viên ngành tâm lý học thành phố Hồ Chí Minh có thể được đề xuất như sau:

- Để sinh viên có một nghề nghiệp thực sự bền vững, có sự cống hiến tốt cho nghề nghiệp tương lai thì ĐHGTNN của họ cần phải ở mức độ cao: sinh viên cần phải nhận thức thật đầy đủ về 3 khía cạnh ĐHGT cơ bản: kinh tế, thăng tiến và đạo đức của nghề tâm lý học để có thái độ và hành vi hợp lý khi thực hành nghề nghiệp sau này. 

- Các khoa có đào tạo sinh viên tâm lý học tại các trường đại học trong hoạt động giáo dục và đào tạo cần chú ý và quan tâm đến việc giáo dục định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành tâm lý học. Hai yếu tố ảnh hưởng rất cần được lưu ý trong công tác tuyển sinh và đào tạo sinh viên ngành tâm lý học hiện nay là tính cách và tình yêu nghề nghiệp. Nhà trường, khoa và các cơ quan chức nằng cần nâng cao mức độ các biểu hiện ĐHGTNN của sinh viên ngành tâm lý học thông qua các nội dung, hình thức giáo dục phong phú và đa dạng.

Khoa Giáo dục

 

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 10668657

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.