[Tâm lý học] Các kiểu tức giận

Dựa và mục đích của sự tức giận và cách thức bộc lộ sự tức giận để đạt được mục đích đó, chúng ta có thể phân trạng thái tức giận ra làm nhiều loại. Trong thực tế cuộc sống, chúng ta sẽ gặp những người có sự pha trộn những nét của mỗi loại tức giận dưới đây và thường thì cách thức bộc lộ tức giận cũng thay đổi từ loại này sang loại khác. 
Có rất nhiều cách phân loại tức giận khác nhau. Cách phân loại dưới đây dựa vào mục đích của sự tức giận và cách thức bộc lộ sự tức giận để đạt được mục đích đó. 

Kiểu “đe doạ”
Kiểu đe doạ là một kiểu tức giận đặc trưng bạn thường gặp ở trường học. Trong kiểu này, sự tức giận được bộc lộ bằng cách trợn tròn mắt lên, chỉ thẳng ngón tay vào mặt người khác, quát tháo, chửi bới và thậm chí là đánh đập. Mục đích của kiểu đe doạ là tạo ra cảm giác sợ hại để kiểm soát đối tượng của sự tức giận nhắm tới. Nếu tôi có thể làm cho bạn sợ hãi, và kiểm soát được bạn, điều đấy có nghĩa là bạn sẽ làm và tuân theo những gì tôi bảo. 

Kiểu “tra hỏi”
Kiểu tra hỏi là một kiểu tức giận rất có hiệu quả mà bố mẹ hay sử dụng với con cái của mình. Biểu hiện của nó là một loạt các câu hỏi nhằm vào người là đối tượng của sự tức giận như: Mày nghĩ là mày sẽ đi đâu? Mày nghĩ mày là ai? Mày nghĩ là mày đang nói với ai? Bây giờ là mấy giờ rồi mà tại sao mày vẫn còn chơi… Người tức giận kiểu này giống như một cái súng máy, bắn ra một loạt các câu hỏi tại sao? Mục đích của kiểu này là dựa vào những câu hỏi đó để làm cho bạn cảm thấy tệ về bản thân mình, nhằm tạo ra cảm giác xấu hổ. Nếu tôi có thể làm cho bạn xấu hổ, điều đó có nghĩa là tôi có thể kiểm soát bạn. 

Kiểu “tội nghiệp tôi”
Kiểu tội nghiệp tôi rất phổ biến và đặc trưng ở những người có xu hướng hành vi xâm kích thụ động. Đó là cách bộc lộ sự tức giận qua những lời phàn nàn “tội nghiệp tôi” như: “sau tất cả những gì tôi đã làm cho anh, hãy xem cách anh đối xử với tôi tồi tệ như thế nào”, “không ai hiểu được tôi”, “tôi sẽ không bao giờ làm được điều gì đúng”. Như vậy kiểu “tội nghiệp tôi” bộc lộ sự tức giận từ vị trí của một nạn nhân. Họ cảm thấy họ không có sức mạnh. Họ không có bất cứ sự kiểm soát nào đối với vấn đề và tình huống họ đang đối mặt. Họ nhận thấy những ảnh hưởng mà bên ngoài và người khác gây ra cho họ, và họ không ý thức được về những ảnh hưởng mà họ gây ra cho người khác. Mục đích của “tội nghiệp tôi” là tạo ra sự xấu hổ, ngượng ngùng và hạ thấp nhân phẩm nhằm có được sự kiểm soát với người khác, đối tượng của sự tức giận.

Kiểu “lạnh nhạt/ khoảng cách” 
Kiểu “lạnh nhạt/ khoảng cách” có đặc điểm rất thú vị. Họ hoàn toàn không có ý thức rằng họ có vấn đề về quản lý sự tức giận. Họ có xu hướng sống ở trong đầu của họ. Họ hoàn toàn loại bỏ môi trường ra khỏi cảm xúc của họ. họ có xu hướng sử dụng tư duy logíc, suy nghĩ về vấn đề nhiều hơn là cảm nhận về vấn đề. Và khi họ đối mặt với cơn tức giận, thường là họ thả cho cơn tức giận của mình bùng nổ với mọi người, sau đó đứng dậy bỏ đi và không bao giờ quay lại. Những người này không tin rằng họ có vấn đề về kiểm soát cơn giận, những người khác mới có vấn đề với sự tức giận. Mục đích của kiểu tức giận này là khiến cho mọi người chạy theo họ, cầu xin sự tha thứ và yêu cầu họ quay trở lại nhà, tổ chức hoặc hàn gắn mối quan hệ: Chúng tôi quí mến bạn, chúng tôi cần bạn, chúng tôi mong bạn quay trở lại... Những người xung quanh cũng sẽ xin lỗi về những điều mà họ đã nói và làm với người có kiểu tức giận “lạnh nhạt/ khoảng cách”. Theo cách đó, người có kiểu tức giận này sẽ được đạt lên một vị trí cao hơn. 

Kiểu “chọc giận”
Kiểu “chọc giận” cũng có những đặc điểm rất thú vị. Những người “chọc giận” làm người khác thể hiện hộ họ sự tức giận của họ. Bạn sẽ không thấy những người “chọc giận” nổi giận mấy khi, nhưng bạn sẽ thấy những lời bình luận mỉa mai, đùa cợt, hạ thấp, coi thường hoặc trịnh thượng của họ làm cho người khác nổi giận. Nếu họ có thể làm cho người khác tức giận hộ họ thì họ không cần phải tức giận nữa. Một điều thú vị là những người “chọc giận” không biết rằng họ tức giận vì hành vi của họ là hành vi xâm kích thụ động. Khi một người “chọc giân” làm cho bạn tức giận, bạn phải nhận được ra là bạn đang tức giận. Nó rất quan trọng để bạn nhắc nhở người “chọc giận” là họ làm cho bạn tức giận để giúp họ bộc lộ sự tức giận của họ.

Cao Minh dịch
Nguồn: Mike Fisher (Founder - British Association of Anger Management)

Library categories: 

Liên kết

Mạng xã hội

Fanpage Đoàn Hội Khoa Giáo dục

Khách ghé thăm

  • Tổng cộng:: 10469227

Liên hệ

Khoa Giáo dục

Phòng A.314, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08. 3829 3828 - số nội bộ 132

Email: giaoduc@hcmussh.edu.vn

Education - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.